Việt Nam là cái nôi của nền văn minh nhân loại?
VietTimes – Mặc dù
giới khảo cổ học thế giới chỉ ra dấu vết
của người cổ xưa nhất được xác định ở châu Phi, Trung Cận Đông nhưng
với phát hiện tại Gia Lai, các nhà khoa học Việt - Nga có bằng chứng
cho thấy, tổ
tiên trực tiếp của người hiện đại có thời gian tồn tại và cư
trú tại Việt Nam.
Như
VietTimes đã thông tin, theo tờ Sputnik (Nga) vừa đưa tin, qua 7 năm làm
việc cần mẫn trên địa bàn thượng lưu sông Ba, tỉnh Gia Lai, Việt Nam, đoàn khảo cổ của hai nước Việt - Nga
đã có kết quả nghiên cứu mang tính chấn động: Gần 80 vạn năm trước Công
nguyên trên mảnh đất này đã có chế tác dạng công xưởng của người nguyên
thủy.
Bước ngoặt soi tỏ căn tính tộc người
Công trình khai quật, nghiên cứu
hệ thống di tích khảo cổ học thời đại đá cũ vùng thượng lưu sông Ba -
tỉnh Gia Lai là chương trình hợp tác với Viện Khảo cổ dân tộc học
Novosibirsk, Nga, tiến hành giai đoạn từ năm 2015 - 2019. Kết quả sơ bộ
tại thời điểm này đã hé lộ nhiều thông tin gây chấn động về nơi cư trú
và chế tác công cụ đá của người nguyên thủy.
Theo Giáo sư Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội
Việt Nam, đợt khảo sát này đã phát hiện thêm 2 rìu tay ở di tích Rộc
Giáo và Rộc Lớn. Cùng với 2 rìu tay phát hiện trước đây ở Rộc Tưng và Gò
Đá, đến nay đã có một sưu tập 4 rìu tay tiêu biểu, điển hình cho rìu
tay sơ kỳ đá cũ thế giới.
Đặc biệt, đoàn nghiên cứu đã
phát hiện 11 di tích sơ kỳ đá cũ nằm xung quanh khu vực Rộc Tưng, chúng
hợp thành một quần thể di tích tập trung trong thung lũng bồn địa xã
Xuân An, thị xã An Khê. Những phát hiện này mang tính bước ngoặt cho
việc soi tỏ căn tính tộc người của các nền văn minh nhân loại.
Theo đánh giá ban đầu, tổ hợp công cụ và niên đại của di tích An Khê
tương đương với giai đoạn người vượn đứng thẳng (Homo erectus) và là một
trong những tổ tiên trực tiếp của người hiện đại trên thế giới.
Những phát hiện di tích sơ kỳ đá cũ ở An Khê có thể coi là bằng chứng
khẳng định thượng lưu sông Ba, vùng An Khê là địa bàn sinh sống của
cộng đồng dân cổ cách đây khoảng trên 80 vạn năm. Đây cũng tạm thời được
xem như mốc mở đầu cổ nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và
di tồn văn hóa của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo TS.Nguyễn Gia Đối, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, còn đợi kết
quả phân tích bằng phương pháp quang học kích thích phát quang OLS và
phân tích tuổi chính của các mẫu hóa thạch.
“Nhưng bước đầu có thể khẳng định, các di tích khảo cổ An Khê đều nằm
trên thềm cổ nhất của sông Ba, cách đây khoảng trên 1 triệu năm và tuổi
các chế phẩm bằng đá do con người làm ra ở An Khê ít nhất tương đương
77 - 80 vạn năm hoặc thậm chí có niên đại lâu hơn thế”, GS. Đối nhấn
mạnh.
Ông cũng cho biết, khi phân tích, so sánh về mặt hình thái và kỹ
thuật sưu tập công cụ đá ở An Khê với một số di tích sơ kỳ khác ở Trung
Quốc hay Ấn Độ, những người tham gia khai quật của đoàn nghiên cứu Việt -
Nga đều cho rằng các chế phẩm tìm thấy ở An Khê còn có một số nét cổ
xưa hơn.
Cần có cơ sở khoa học vững chắc
Tiến sĩ Nguyễn Gia Đối khẳng định các phát hiện di tích sơ kỳ Đá cũ ở
thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, tạm thời được xem như là mốc mở đầu cổ
nhất hiện biết về sự xuất hiện của con người và di tồn văn hóa của họ
trên lãnh thổ Việt Nam.
“Các di tích vừa được phát hiện ở khu vực sông Ba, vùng An Khê, Gia
Lai với niên đại khoảng 70 - 80 vạn năm đã chứng minh di tích ở Việt Nam
còn cổ hơn ở một số di tích cổ đã khai quật trên thế giới”, ông cho
biết.
Trước đây, những dấu vết của
người cổ xưa nhất mới được xác định ở châu Phi, Trung Cận Đông và một số
điểm đơn lẻ. Nhưng với những phát hiện tại An Khê, Gia Lai, các nhà
khoa học Việt – Nga có thêm những bằng chứng thuyết phục cho thấy, người vượn đứng thẳng Homo erectus, tổ tiên trực tiếp của người hiện đại Homo sapiens có thời gian tồn tại và cư trú tại Việt Nam.
Tuy nhiên, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt
Nam, cũng chia sẻ, đây là phát hiện cực kỳ quan trọng. Đứng về mặt niên
đại, đây là những hiện vật thời đại đồ Đá cũ mà chúng ta có thể tự hào.
Tuy nhiên, theo ông, cũng cần xem lại niên đại tuyệt đối bởi niên đại cụ
thể mà chỉ dựa vào tectit (mảnh thiên thạch, hóa thạch – PV) là chưa
chuẩn.
“Cần phải đưa các nhà địa chất vào xác định địa tầng. Ngoài ra, cần
phải xác định bằng các phương pháp khác. Rìu tay và các hiện vật đồ đá…
cần căn cứ vào đó để tìm niên đại chính xác. Cần phải chờ thời gian để
nghiên cứu tiếp. Nghiên cứu kỹ thuật rèn bằng cách phóng đại dưới kính
hiển vi. Nên mời các chuyên gia địa chất vào cuộc vì trong nhiều cuộc
địa chất tìm niên đại, địa tầng rất tốt”, GS.TSKH Lưu Trần Tiêu nhấn
mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, GS sử học Dương Trung Quốc cho rằng đây
mới chỉ là những kết quả ban đầu được đánh giá bằng cảm quan, chúng ta
chỉ nên ghi nhận chứ chưa nên kết luận. Nếu dựa vào kết quả này để khẳng
định người vượn thông minh xuất hiện đầu tiên trên thế giới là ở Việt
Nam thì ông “cho rằng hơi vội vàng và còn nhiều vấn đề phải giải quyết ở
đây”. Vì vậy, việc đưa các thiết bị khoa học vào đánh giá lại càng trở
nên cấp thiết.
Với những phát hiện nổi bật và ý nghĩa quan trọng như vậy, điều quan tâm của giới chuyên môn là tình trạng của cụm di tích này hiện nay như thế nào. Theo TS. Nguyễn Gia Đối, tình trạng các điểm di tích tại thị xã An Khê vào năm 2014, khi các nhà khoa học Việt Nam và Nga tiếp cận được là tương đối tốt.
Với những phát hiện nổi bật và ý nghĩa quan trọng như vậy, điều quan tâm của giới chuyên môn là tình trạng của cụm di tích này hiện nay như thế nào. Theo TS. Nguyễn Gia Đối, tình trạng các điểm di tích tại thị xã An Khê vào năm 2014, khi các nhà khoa học Việt Nam và Nga tiếp cận được là tương đối tốt.
Được biết, Viện Hàn lâm khoa học xã hội đang có kế hoạch kết hợp với
tỉnh Gia Lai tiếp tục khảo cổ và lấy ý kiến các chuyên gia địa chất,
lịch sử. Dự kiến, các nhà khoa học sẽ tổ chức hội thảo quốc tế để làm rõ
hơn những phát hiện khảo cổ
học này. Hiện, Viện Khảo cổ học đã đề nghị đặc cách công nhận khu di
chỉ khảo cổ học tại thị xã An Khê, Gia Lai là Di tích cấp quốc gia đặc
biệt.
Trong nhiều vết lộ khác ở địa điểm này, đoàn khảo cổ đã thu được công
cụ cuội ghè đẽo hình mũi nhọn, rìa dọc và ngang, bằng đá quartz, kích
thước cực lớn, vết ghè hết sức thô sơ. Trong số 95 tiêu bản phát hiện
tại di chỉ Gò Đá, có 14 công cụ mũi nhọn, 3 công cụ hình rìu, 7 công cụ
lưỡi dọc, 3 công cụ lưỡi lõm có mỏ nhọn, 4 chopper, 2 công cụ mảnh, 1
công cụ nhiều rìa, 15 hòn ghè, 25 hạch đá, 1 chày, 1 bàn nghiền, 15 mảnh
tước và 6 viên đá có vết ghè. Trong những hiện vật này, có những công
cụ nặng trên 3 kg, cái nhẹ nhất cũng hơn 2 kg.
No comments:
Post a Comment