Tiếp tục đàm phán TPP tại Việt Nam
Đại diện Việt Nam và một số nước tham gia Hiệp định Thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khởi sự 4 ngày đàm phán tại TP.HCM từ hôm thứ hai 12/5.Theo nguồn tin Bộ Công thương, Việt Nam đã tham dự đàm phán 19 phiên chính thức, một số phiên giữa kỳ, 4 phiên cấp Bộ trưởng. Tuy vậy việc thông qua TPP vẫn còn rất nhiều bất đồng giữa các quốc gia đối tác, liên quan tới 20 lĩnh vực như mở cửa thị trường hàng hóa, qui tắc ứng xử, sở hữu trí tuệ, môi trường, thương mại điện tử…
Mới đây nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, cố vấn cao cấp của Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế được báo chí trích lời nói rằng, thể chế chính trị của Việt Nam không phù hợp với yêu cầu của TPP. Ông Tuyển kêu gọi nhà nước Việt Nam cải cách và thừa nhận các tổ chức xã hội dân sự.
Sau phiên họp 4 ngày tại TP.HCM các bộ trưởng thương mại của 12 nước đối tác sẽ tiếp tục gặp nhau trong hai ngày 19 và 20/5/2014 tại Singapore.
TPP nếu trở thành hiện thực sẽ trở thành 1 khu vực mậu dịch tự do trải dài từ Úc qua một phần châu Á tới Nam và Bắc Mỹ. Khu vực này chi phối 40% tổng sản phẩm và 30% trao đổi thương mại toàn cầu.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/new-tpp-talks-in-vn-05122014134754.html
TPP Hoa Kỳ- châu Á chưa xong
Vòng đàm phán kéo dài 2 ngày ở Singapore giữa 12 nước tham gia Hiệp
Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP, vừa kết
thúc với kết quả không biết bao giờ mới giải quyết xong những trở ngại
còn tồn đọng để bản hiệp định có thể thành hình.
Bản thông cáo được phổ biến chỉ nói rằng các đoàn đàm phán đồng ý sẽ gặp lại nhau vào tháng Bảy tới đây, cũng như sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận song phương, để tháo gỡ những khó khăn giữa từng quốc gia và chung cho cả 12 nước tham gia hiệp định.
Đại diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, ông Michael Froman, nói với báo chí rằng các nước tham gia hiệp định không đặt ra thời điểm phải hoàn tất đàm phán, ý muốn nói vẫn còn nhiều điều cần phải giải quyết.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/tpp-trade-talks-to-intensify-no-accord-yet--officials-05202014132737.htmlBản thông cáo được phổ biến chỉ nói rằng các đoàn đàm phán đồng ý sẽ gặp lại nhau vào tháng Bảy tới đây, cũng như sẽ tiếp tục các cuộc thảo luận song phương, để tháo gỡ những khó khăn giữa từng quốc gia và chung cho cả 12 nước tham gia hiệp định.
Đại diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, ông Michael Froman, nói với báo chí rằng các nước tham gia hiệp định không đặt ra thời điểm phải hoàn tất đàm phán, ý muốn nói vẫn còn nhiều điều cần phải giải quyết.
Malaysia chưa thể ký kết Hiệp định TPP

Thủ tướng Malaysia Najib Razak tuyên bố hôm chủ nhật ở Kuala Lumpur
rằng, ông và Tổng thống Barack Obama đồng ý nâng cấp quan hệ song
phương. Tuy vậy những vấn đề nhạy cảm ở trong nước khiến Malaysia còn
lâu mới có thể ký kết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.
Như vậy sau khi chưa khai thông các khác biệt trong đàm phán TPP với
Nhật, Hoa Kỳ đang gặp một trở ngại khác với Malaysia cũng là một trong
12 quốc gia đàm phán về TPP.
Ngoài vấn đề thương mại thuần túy, những điều kiện về nhân quyền là
một trở ngại cho chính phủ Malaysia. Các nhóm đối lập và vận động nhân
quyền ở Malaysia mong muốn Tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề tự do
tôn giáo và tự do chính trị đã bị chệch hướng, kể từ khi liên minh cầm
quyền ở Malaysia mất phiếu trong cuộc bầu cử tháng 5 năm ngoái.
Tuy vậy Thủ tướng Najib loan báo ông và Tổng thống Obama đồng ý nâng
cấp quan hệ đối tác toàn diện với hợp tác rộng hơn về kinh tế, an ninh,
giáo dục, khoa học và công nghệ.
Kế thúc chuyến thăm Malysia, hôm nay 28/4 Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama sẽ tới Philippines và sẽ chứng kiến lễ ký kết hiệp định an ninh
mới giữa hai nước. Hiệp định này sẽ cho phép mở rộng sự hiện diện của
lực lương Hoa Kỳ ở Philippines trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều tham
vọng ở các vùng biển tranh chấp.
Vẫn còn bất đồng trong thương thảo TPP giữa Mỹ và Nhật
Hai vị đại diện thương mại của Mỹ và Nhật nói rằng họ đã trải qua
đến 18 giờ nói chuyện với nhau mà chỉ thu hẹp được chút ít khoảng cách
giữa đôi bên về thương mại trong khuôn khổ nhóm các nước đối tác xuyên
Thái bình Dương. Việc bất đồng này chủ yếu là thị trường nông phẩm và xe
hơi.
Washington cùng nhiều quốc gia khác ở châu Mỹ latinh và châu Á cho
rằng Nhật thực thi một chính sách bảo hộ mậu dịch để ngăn chặn không cho
hàng nông phẩm nước ngoài vào thị trường nhiều lợi nhuận của Nhật.
TPP là một dự án đầy tham vọng về tự do mậu dịch quanh biển TBD mà nếu thành công sẽ chiếm đến 40% GDP toàn cầu.
Ngoài ra TPP lại không bao gồm Trung Quốc và được cho là một phần của
chính sách chuyển trục của Hoa kỳ về Á châu để cân bằng với sức mạnh
đang lên của TQ.
Các nước tham gia TPP đã không đạt được thỏa thuận dự định vào cuối
năm ngoái, và đến giờ vẫn chưa biết khi nào bản hiệp định TPP mới hoàn
thành.
Không thực tâm cải cách thì vào TPP vô ích

Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương - Trưởng đoàn
đàm phán TPP của Việt Nam (phải) và Bà Barbara Weisel, Trưởng đoàn đàm
phán TPP của Mỹ tại cuộc họp báo chung ở Singapore vào ngày 13 tháng 3
năm 2013 sau khi kết thúc một vòng đàm phán TPP.
AFP PHOTO / ROSLAN Rahman
Với hy vọng Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP có thể được
thông qua vào cuối năm 2014 và Hiệp định thương mại tự do với EU đầu năm
2015, Hà Nội hy vọng có một lộ trình nhất định để Việt Nam thực hiện
những cải cách then chốt, đáp ứng những điều kiện khắt khe để được hưởng
lợi.
Kinh tế hay kinh tế chính trị?
TS Phạm Chí Dũng nhà nghiên cứu độc lập ở TP.HCM cảnh báo tình trạng
Việt Nam sẽ mất nhiều hơn được, nếu nhà nước chỉ cải cách nửa vời để
được chấp nhận tham gia TPP.
Được biết Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương có tham vọng thiết
lập một khu vực thương mại tự do trải dài từ Úc qua một phần Đông Nam Á
tới Châu Mỹ. Khu vực này chi phối 40% GDP và 1/3 trao đổi thương mại
toàn cầu. Việt Nam hy vọng rất nhiều về việc gia tăng kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu tới các nước TPP trong đó có các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Úc, Canada... TS Phạm Chí Dũng nhận định:
“Cái khó khi vào TPP mà anh không thay đổi, không cải thiện ngay
hệ thống luật pháp, cũng như triển khai và thực thi luật pháp thì chính
anh sẽ bị thiệt hại đầu tiên. Việt Nam sẽ bị thiệt thòi đầu tiên trong
cuộc cạnh tranh quốc tế, tức là thuế suất có thể giảm từ 15%-17% xuống
0% cho dệt may lộ trình tới năm 2016. Nhưng chưa kịp xuất hàng đi thì
coi chừng đã phải nhập hàng với thuế suất 0%. Tại vì khác với định chế
Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đối với TPP có thể nói đây là cuộc
cạnh tranh sòng phẳng hơn nhiều và không có ưu ái cho ai hết. Đây là một
cuộc cạnh tranh công bằng và nếu như một bên không thể tỏ rõ bản lĩnh
và năng lực của họ thì họ chỉ có thiệt thòi mà thôi.
Không nâng cao được ít nhất về mặt nhận thức TPP là cái gì, TPP thực chất là vấn đề kinh tế hay còn là vấn đề kinh tế chính trị... thì lúc đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lãnh đủ.
-TS Phạm Chí Dũng
Tôi e rằng cuộc chơi sắp tới ngay cả khi Việt Nam được tham gia
vào TPP trong tình trạng hiện nay, không cải cách doanh nghiệp nhà nước,
không nâng cao được ít nhất về mặt nhận thức TPP là cái gì, TPP thực
chất là vấn đề kinh tế hay còn là vấn đề kinh tế chính trị... thì lúc đó
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ lãnh đủ và nền kinh tế việt nam sẽ không
thể nhờ váo cứu cánh TPP để có thể phục hồi, thoát khỏi suy thoái hiện
nay.”
Báo chí Việt Nam trích lời ông Trương Đình Tuyển, cố vấn cao cấp của
Chính phủ về đàm phán hội nhập quốc tế: Việt Nam đang tới gần hơn Hiệp
định thương mại tự do (FTA) với EU và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương TPP. Việt Nam và Hoa Kỳ ở trong số 12 quốc gia tham gia đàm phán
TPP, trong đàm phán với Hoa Kỳ hai bên đã giải quyết được 7 trong số 10
điểm khác biệt. Theo lời nhân vật từng là Bộ trưởng Thương Mại thì vào
TPP một trong những vấn đề đau đầu đối với Việt Nam là điều kiện về
quyền tự do lập nghiệp đoàn. Quan điểm của Hà Nội là chỉ có một Tổng
liên đoàn lao động và không thể chấp nhận yêu cầu này. Tuy vậy, ông
Trương Đình Tuyển khẳng định, Việt Nam sẽ thỏa hiệp vấn đề này bằng cách
mở rộng quyền của công đoàn cơ sở.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng:

Trưởng đoàn đàm phán
TPP từ 11 quốc gia, Australia, Brunei, Canada, Chile, Singapore, Mexico,
New Zealand, Peru, Mỹ và Việt Nam tham dự cuộc họp báo chung ở
Singapore vào ngày 13 tháng 3 năm 2013 sau khi kết thúc một vòng đàm
phán TPP. AFP PHOTO / ROSLAN Rahman.
Nhưng lâu nay hệ thống công đoàn cũng chưa thực sự làm tốt vai trò của mình, thí dụ nhiều trường hợp được nêu lên báo chí và trường hợp thực tế là ở Việt Nam tình trạng đình công tăng lên rất nhiều, mỗi năm xảy ra hàng trăm vụ đình công nhưng hầu hết không được công đoàn dẫn dắt. Ở đây người ta có ý phê phán vai trò của công đoàn là chưa thực sự nắm được yệu cầu của công nhân và không tham gia giải quyết được những bức xúc, để đến mức công nhân phải đình công theo một cách tạm gọi là tự phát. Từ đó gây ra những rắc rối nhất định và thậm chí họ còn đặt vấn đề phải chăng công đoàn ăn lương của các ông chủ nên đứng về phía các ông chủ chứ không đứng về phía công nhân. Với những điều như vậy nó đòi hỏi thay đổi hệ thống công đoàn, chính bản thân hệ thống công đoàn hiện nay muốn giữ được vị trí của mình, muốn phát triển được thì phải thay đổi cách hoạt động của mình, phải quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của công nhân, phải thực sự đại diện cho công nhân.”
Quyền lập hội của người lao động
TS Phạm Chí Dũng nhận định là, vấn đề quyền lập hội của người lao
động gần như là một điều kiện tiên quyết đặt ra cho việc Việt Nam có
được vào TPP hay không bên cạnh vấn đề nhân quyền và vấn đề doanh nghiệp
nhà nước. TS Phạm Chí Dũng cho là thực tế đã minh chứng là khó tin
tưởng sự hứa hẹn của nhà nước Việt Nam. Ông nói:
Thực chất các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam bây giờ vô cùng khốn khó và tính độc quyền quá cao. Thay đổi nó chính là thay đổi cái nồi cơm làm họ mất đi quyền lợi.
-TS Phạm Chí Dũng
“Tháng 10/2013 trong vòng đàm phán ở Brunei nghe nói một số nước
trong TPP xác nhận là có thể cho nhà nước Việt Nam ân hạn trong vòng 5
năm để cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Đó là một điều kiện cần cùng
với vấn đề nghiệp đoàn lao động. Nhưng thực chất các doanh nghiệp nhà
nước ở Việt Nam bây giờ vô cùng khốn khó và tính độc quyền quá cao. Thay
đổi nó chính là thay đổi cái nồi cơm làm họ mất đi quyền lợi, thế thì
làm sao có thể cải cách được. Sau khi có xác nhận về ân hạn 5 năm thì
cũng có một vài động thái ở Việt Nam về cải cách doanh nghiệp nhà nước,
rồi cổ phần hóa, nhưng tất cả cũng chỉ là trên từ ngữ mà thôi. Trong
thông điệp đầu năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề cập giảm độc quyền
xóa độc quyền. Nhưng mà cho tới nay thì tất cả những mặt hàng chiến lược
chẳng hạn như xăng dầu rồi điện và sữa vẫn còn y nguyên và vẫn bùng
nhùng tăng giá đè đầu cưỡi cổ người dân.”
Trong đàm phán TPP, Hoa Kỳ đòi hỏi nguyên tắc bình đẳng trong kinh
doanh giữa các thành phần kinh tế. Việt Nam muốn duy trì bao nhiêu doanh
nghiệp nhà nước cũng được nhưng phải cạnh tranh bình đẳng với doanh
nghiệp tư nhân, không được hưởng đặc quyền đặc lợi. Trong đàm phán FTA
với EU, theo lời cựu Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển Việt nam
được yêu cầu phải chấm dứt mọi ưu đãi cho doanh nghiệp nhà nước cả trên
luật pháp cho tới thực tiễn. Trong đó có vấn đề đất đai, cũng như được
cấp tín dụng chỉ định từ ngân hàng thương mại của nhà nước.
Ngoài những thay đổi căn bản về thể chế để có thể đạt tới Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Hiệp định thương mại tự do với EU,
việc hưởng lợi từ xuất khẩu hàng hóa miễn thuế vào các thị trường liên
quan cũng không phải là một món quà dễ dàng. Thí dụ hàng dệt may vào TPP
để hưởng thuế suất 0% mà hiện nay xuất vào Hoa Kỳ chịu thuế trung bình
17%, ngành dệt may phải vượt qua điều kiện cực kỳ khó khăn là phải bảo
đảm sợi dệt được sản xuất nội khối TPP. Dệt may Việt Nam hiện nay lệ
thuộc nguyên liệu giá rẻ từ Trung Quốc, nếu nhập bông sợi từ Mỹ thì giá
thành sản xuất sẽ tăng cao khó cạnh tranh.
Trung Quốc đề nghị Thỏa thuận Thương mại Tự do Châu Á TBD
Trung Quốc tuyên bố đưa ra đề nghị về một thỏa thuận thương mại tự
do Châu Á Thái Bình Dương cho kỳ họp của tổ chức Diễn đàn Kinh tế Châu Á
Thái Bình Dương (APEC) nhóm họp các bộ trưởng thương mại trong vùng vào
tháng năm tới tại TQ.
Ông Vương Thụ Văn, trợ lý bộ trưởng thương mại TQ nói là ý tưởng này
đã được APEC đưa ra hồi năm 2006. Tổ chức này bao gồm cả TQ và Hoa Kỳ.
Ông nói thêm là ý tưởng này đang nhận được những phản hồi tích cực từ
các quốc gia trong vùng.
Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác đang tham gia đàm phàn một thỏa ước hợp
tác của vùng châu Á TBD gọi là Hiệp định Đối tác xuyên TBD (TPP) không
bao gồm TQ. TPP được coi là một phần trong chiến lược tái bố trí của
Washington hướng về châu Á.
TPP lại đang đi vào bế tắc khi hai nước quan trọng là Hoa Kỳ và Nhật
Bản không đồng ý với nhau được về buôn bán xe hơi và các sản phẩm nông
nghiệp.
http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/cn-push-f-rival-trans-pacific-trade-deal-04302014153036.html
No comments:
Post a Comment